Chào mừng bạn đến với diendan12a2
Thông báo Từ Admin
Với yêu cầu của các thành viên về việc cần một chuyên mục có khả năng tương tác giữu các thành viên đang onile với nhau
Ban quản trị Forum Đã quyết định mở thêm chức năng ; Chatbox Sẽ đáp ứng nhu cầu đó
Vậy còn trần chừ gì nữa mà chưa đăng nhập để tận hưởng nhửng thú vị đó nhỉ
Nêu có thắc mắc liên hê: Admin hoặc theo imail :(nguyenluan_edu@yahoo.com)
Chào mừng bạn đến với diendan12a2
Thông báo Từ Admin
Với yêu cầu của các thành viên về việc cần một chuyên mục có khả năng tương tác giữu các thành viên đang onile với nhau
Ban quản trị Forum Đã quyết định mở thêm chức năng ; Chatbox Sẽ đáp ứng nhu cầu đó
Vậy còn trần chừ gì nữa mà chưa đăng nhập để tận hưởng nhửng thú vị đó nhỉ
Nêu có thắc mắc liên hê: Admin hoặc theo imail :(nguyenluan_edu@yahoo.com)
Chào mừng bạn đến với diendan12a2
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chào mừng bạn đến với diendan12a2


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009

Go down 
Tác giảThông điệp
ng_xuan_truong
moderrato
moderrato
ng_xuan_truong


Tổng số bài gửi : 306
Join date : 11/04/2009
Age : 33
Đến từ : Mỹ Đức - Quảng Nghiệp - Tứ Kỳ - Hải Dương

Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009   Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 EmptyWed Jun 03, 2009 5:59 pm

Môn Vật lí


Phần chung:
1. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch.
2. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
3. 84 protôn và 126 nơtron
4. Fe
5. 4 căn 3 cm
6. Tím
7. 0 cm/s
8. Quang điện trong
9. 11V
10. Cường độ âm
11. 750 vòng/phút
12. 1.1 mm
13. Nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
14. cường độ dòng điện qua mạch sớm pha pi/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
15. 8Hz
16. 1.6s
17. 100 cm
18. 10 mũ 5 rad/s
19. 0.42 mjcro mét
20. 0.3 mjcro mét
21. 40 V
22. 2 giờ
23. He (4, 2)
24. là sóng ngang
25. 220 V
26. Chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện tốt khi được chiếu sáng thích hợp
27. 40 Ôm
28. có biên độ giảm dần theo thời gian
29. Trong chân không, bước sóng của ánh sáng đỏ nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
30, Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau
31. 0.4 s
32. được ứng dụng để sưởi ấm.
Phần nâng cao:
41. Va=2Vb
42. kg.m2/s
43. tần số sóng mà máy thu thu được khác tần số nguồn phát sóng khi có sự chuyển động tương đối giữa nguồn sóng và máy thu.
44. 60 Ôm
45. có tính tương đối, giá trị của nó phụ thuộc hệ quy chiếu.
46. 5.10mũ7 kW.h
47. khoảng cách từ trọng tâm của kon lắc đến trục quay đenta.
48. 225 J


Được sửa bởi ng_xuan_truong ngày Wed Jun 03, 2009 7:07 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
ng_xuan_truong
moderrato
moderrato
ng_xuan_truong


Tổng số bài gửi : 306
Join date : 11/04/2009
Age : 33
Đến từ : Mỹ Đức - Quảng Nghiệp - Tứ Kỳ - Hải Dương

Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009   Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 EmptyWed Jun 03, 2009 7:07 pm

Môn Địa lí


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I.
1.a) Những đặc điểm chính của địa hình vùng núi phía Bắc

Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m);
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả.
+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu.

b) Những đặc điểm trên ảnh hưởng tới sự phân hóa khí hậu của vùng :
Đây là vùng cao nhất nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt lớn, khí hậu phân hóa theo độ cao:
- Độ cao dưới 700m : Nhiệt độ cao trên 250C, độ ẩm từ khô hạn đến ẩm ướt.
- Độ cao từ 700m đến 2600m : khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 250C mưa nhiều, độ ẩm tăng.
- Cao trên 2600m (chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn) nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C.

2.a) Mật độ dân số của từng vùng :

Vùng
Đồng bằng Sông Hồng
Tây Nguyên
Vùng Nam Bộ

Mật độ dân số (người/km2)
1225
89
511



b) Tây Nguyên có mật độ dân số thấp vì :
- Đây là vùng có diện tích lớn 54660km2, dân số chỉ có 4869 nghìn người nên mật độ dân số thấp (89 người/km2) năm 2006.
- Giải thích :
+ Đây là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, rừng còn nhiều, địa hình khá hiểm trở chưa được khai thác nhiều.
+ Là nơi cư trú của phần lớn các dân tộc ít người.
+ Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển.

Câu II.

1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp




Biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo năm




2. Nhận xét :
- Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo các nhóm ngành không cân đối và có sự thay đổi qua hai năm 2000 và 2005.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành công nghiệp chế biến (79% và 84,8%), kế đó là công nghiệp khai thác (13,7% và 9,2%) và thấp nhất là công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (7,3% và 6,0%).
- Từ năm 2000 đến năm 2005 :
+ Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng 5,8%.
+ Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm 4,5%.
+ Tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm 1,3%.

Câu III.

1. Thuận lợi và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ :
- Thuận lợi :
+ Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc thung lũng các sông và các cánh đồng ở miền núi.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
• Cây công nghiệp cận nhiệt đới tiêu biểu là cây chè, đây là vùng chè lớn nhất cả nước
• Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng và Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…), các cây ăn quả như mận, đào, lê.
• Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
+ Một số đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc lớn
+ Có tỉnh Quảng Ninh giáp biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Khó khăn :
+ Hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
+ Địa hình của vùng hiểm trở.

2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nghành ở Đồng bằng sông Hồng:
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 20% , 34% và 46%.
-Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
* Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
* Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng hiệu quả các thế mạnh của tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kỹ thuật điện – điện tử.
* Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo … cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn

1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phâm chuyên môn hoá của vùng :
 - Tây Nguyên : là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất nước ta (các tỉnh trồng nhiều : Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông).
- Đông Nam Bộ : vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ 2 sau Tây Nguyên (các tỉnh trồng nhiều: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai).
2. Giải thích :
- Có đất đỏ badan
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo
Phù hợp với sinh thái cây cà phê.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao

1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long : Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cà Mau.
- Tân An : ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may
- Mỹ Tho : ngành công nghiệp chế biến nông sản, hóa chất phân bón, điện tử
- Long Xuyên : ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, dệt may
- Hà Tiên : ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng
- Rạch Giá : ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản
- Sóc Trăng : ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản
- Cà Mau: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản

2. Tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến nay:
- Từ năm 1990 đến năm 2005, GDP của nước ta tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 7,2% /năm.
- Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,4% đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
- Cuối thế kỉ XX, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng tài chính trầm trọng.
- Nông nghiệp: đạt thành tựu lớn nhất. Việt Nam đã đảm bảo được an toàn lương thực và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Công nghiệp: phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, từ năm 1991 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trung bình 14%/năm.
Sản phẩm công nghiệp tăng về số lượng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên.
* Những hạn chế :
- Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, tăng về số lượng, chậm chuyển biến về chất lượng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Về Đầu Trang Go down
ng_xuan_truong
moderrato
moderrato
ng_xuan_truong


Tổng số bài gửi : 306
Join date : 11/04/2009
Age : 33
Đến từ : Mỹ Đức - Quảng Nghiệp - Tứ Kỳ - Hải Dương

Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009   Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 EmptyWed Jun 03, 2009 7:10 pm

Môn Ngữ Văn


PHẦN A: CÂU HỎI

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

Câu 2 (3,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008).

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Phân tích vẻ đệp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục - 2008).

PHẦN B: BÀI GIẢI CHI TIẾT

Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm)

Câu 1: Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà Lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy?

Bài làm:

- Họ bàn về việc chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém. Người say sưa bàn bạc nhiều về việc này là Cả Khang, tên đao phủ. Cả Khang cho đó là thứ thuốc đặc biệt. Cả Khang huênh hoang: “thế nào cũng khỏi”, thậm chí “cam đoan thế nào cũng khỏi”. Phụ họa theo lời Cả Khang là người có râu hoa râm “ Ừ thằng Thuyên nhà ông may phúc thật! Nhất định khỏi thôi mà”. Ngay đến cả vợ chồng bác Hoa Thuyên cũng ấp ủ niềm tin tội nghiệp, nét mặt “luôn tươi cười cả ngày”.

- Câu chuyện thứ hai của người trong quán trà bàn tán vẫn liên quan đến chiếc bánh bao tẩm máu người. Đó là chuyện về Hạ Du, người cách mạng bị chết chém. Cả Khang và người trong quán gọi Hạ Du là “thằng quỷ sứ”, “thằng nhãi con”, “thằng khốn nạn”, “Điên! Hắn điên thật rồi”…

Chuyện về chiếc bánh bao làm thần dược chứng tỏ sự dốt nát và mê muội của người Trung Quốc

Điều nhà văn muốn nói: Lỗ Tấn viết với thái độ phê phán nhưng cũng không dấu được nỗi lòng phẫn uất đến xót xa. Nhất là sự hiểu biết về người cách mạng Hạ Du của quần chúng. Điều ấy thể hiện cách mạng chưa đi sâu vào lòng dân để dân hiểu, dân tin. Thực sự cách mạng cũng chưa đem lại cho họ hiểu biết gì về tư tưởng tiến bộ, chưa cải thiện được gì về đời sống vật chất và tinh thần. Họ vẫn nghèo, lạc hậu, vẫn sống tăm tối và kết cuộc thằng Thuyên vẫn không thoát được cái chết.

Câu 2: Nghị luận xã hội (3 điểm)
Anh chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.

Bài làm:

1. Yêu cầu về kỹ năng:

- Vận dụng được kiểu bài bình luận để làm sáng tỏ một vấn đề

- Xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí. Lập luận chặt chẽ và thuyết phục người đọc

- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

2. Yêu cầu về kiến thức

Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:

- Giải thích ý nghĩa câu nói: trong cuộc sống, chúng ta thu nhận sự hiểu biết thường thông qua các con đường như: học tập ở thầy cô, gia đình, ban bè, xã hội…mà quan trọng nhất vẫn là thông qua việc đọc sách.

- Đọc sách vẫn là con đường quan trọng nhất vì: “sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”. Sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người qua các thời đại.

- Khẳng định vai trò quan trọng của việc đọc sách:

+ Đọc sách là con đường ngắn nhất quan trọng nhất để tích lũy nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”. Không thể thu được những thành tựu mới nếu không biết kế thừa các thành tựu đã qua bằng việc đọc sách.

+ Sách luôn là người bạn tốt, luôn cần thiết cho mọi người dù khoa học kỹ thuật có phát triển cao.

- Nêu phương pháp đọc sách đúng và có ích:

+ Chọn lựa sách phù hợp với nhu cầu học tập

+ Có phương pháp đọc sách đúng, khoa học.

- Phê phán những trường hợp chưa thấy tầm quan trọng của việc đọc sách, không chịu đọc sách để giàu vốn tri thức của mình hoặc đọc những loại sách không có ích

- Chú ý: tất cả các ý trên cần phải dẫn chứng và liên hệ bản thân một cách ngắn gọn.

Phần riêng (5 điểm)

Câu 3a. (Theo chương trình Chuẩn)

Đề: Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục – 2008)

- A. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết viết một bài văn nghị luận văn học, phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ với những biểu hiện cụ thể.

- B. Yêu cầu về kiến thức:

1. Đề tài quen thuộc giàu tính thẩm mỹ của nhà văn Tô Hoài là viết về miền núi Tây Bắc. Một trong những tác phẩm viết về đề tài này là “Vợ chồng A Phủ”. Đây là kết quả của chuyến đi Tây Bắc trong suốt 8 tháng. Tác phẩm là sự trở về với Tây Bắc, sự trả nghĩa cho đồng bào Tây Bắc, về với những con người thủy chung đằm thắm. Ngoài giá trị hiện thực, tác phẩm còn có giá trị nhân đạo rất sâu sắc.

2. Nhân đạo là một trong những hai nguồn cảm hứng của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Những nội dung nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ gồm:

- Tác giả ca ngợi cái tài, cái đẹp của con người:

+ Mị: là một cô gái xinh đẹp hiếu thảo, có tâm hồn phong phú, có tài” thổi khèn lá cũng hay như thổi sáo” là niềm mơ ước của nhiều chàng trai” bao nhiêu người mê Mị….”

+ Mị muốn sống tự do bằng chính sức lao động của mình

+ Mị có tinh thần phản kháng, có tiềm năng phản kháng

+ A Phủ là một chàng trai khỏe mạnh thích tự do, ham lao động, có tài săn bắn, đặc biệt là săn bò tót. A Phủ có tiềm năng, có tinh thần phản kháng

- Tác giả cảm thông với nỗi khổ cực của con người

- Tác giả thấy được tinh thần phản kháng và khát vọng tự do của con người. Đặc biệt là thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị:

+ Mị là nạn nhân của chế độ phong kiến: Nhưng Mị có một sức sống tiềm tàng ẩn chứa bên trong nếu có dịp thì sẽ được khơi dậy.

+ Mị còn rất trẻ và cảm thấy mình trẻ, có tinh thần phản kháng và có khát vọng tự do, có sức sống dẻo dai của người miền núi.

+ Mùa xuân đã khơi dậy sức sống của muôn loài, con người.

+ Hồng Ngài năm ấy ăn tết trong cái rét dữ dội nhưng không ngăn được sắc màu của mùa xuân. Tiếng sáo gọi bạn đã thức dậy một thời tuổi trẻ của Mị. Từ đây dẫn đến hàng loạt các hành động có tính chất dây chuyền.

- Những đêm tình mùa xuân đã tới: Mị uống rượu, cách uống rượu cũng khác lạ. Mị không khát rượu mà khát sống. Mị lịm đi trong cơn say và sống về ngày trước. Mị bừng tỉnh và nhận thức, tìm lý lẽ để đi chơi, muốn đi chơi nhưng lại đi vào buồng, rồi lại muốn chết. Tâm hồn Mị có sự mâu thuẫn giữa một cô Mị thức tỉnh và một cô Mị cam chịu

- Mị đốt đèn lên, chuẩn bị đi chơi. Đứng trước A Sử, Mị như không nhìn thấy, không nghe thấy, Mị vẫn thản nhiên và hành động như một người tự do.

- Bị trói rất dã man nhưng Mị không cảm thấy đau, Mị sống bằng linh hồn chứ không phải sống bằng thể xác, tiếng sáo mỗi lúc một gần hơn, gọi Mị đến với đám chơi, với cuộc chơi. Lần đầu tiên Mị ngẩng cao đầu bước đi quyết liệt.

- Sức sống tiềm tàng của Mị còn được thể hiện trong đêm đông trên núi cao:

+ Ban đầu nhìn thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên, viết như thế là rất táo bạo vì chỉ đêm mai thôi Mị đã giải thoát cho A Phủ.

+ Khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ, Mị bỗng nhận ra mình . Từ thương mình đến thương người, và trong trạng thái đày long hận thù, Mị đã đi đến hành động giải thoát cho A Phủ. Đây là một hành động rất quả cảm nhưng hợp với quy luật.

* Tác giả đã chỉ ra lối thoát cho nhân vật và quá trình thức tỉnh cách mạng của đồng bào miền núi Tây Bắc
* Tác giả tố cáo bọn tội ác bọn chúa đất miền núi Tây Bắc. Chúng đã cấu kết với bọn đế quốc để bóc lột và đàn áp nhân dân ta.

Kết luận:

- Giá trị nhân bản sâu sắc nhất của tác phẩm là không chỉ là sự cảm thông với số phận mà chủ yếu thể hiện phẩm chất sống của họ.

- Chính giá trị nhân đạo và khát vọng sống đã đưa họ đến với cách mạng làm lại cuộc đời

Câu 3b.

Phần 1:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn nổi tiếng trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Thể loại quen thuộc nhất của tác giả vẫn là tùy bút.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông là tùy bút trữ tình sâu lắng, thể hiện rõ phong cách thể loại của Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết tại Huế tháng 1/1981, in trong tập sách cùng tên.

- Tác phẩm thể hiện sự uyên bác, tài hoa của chủ thể sáng tạo trong cái nhìn liên tưởng cùng với những triết luận sâu sắc về quan hệ giữa dòng sông và lịch sử, với thi ca nhạc họa và con người Huế.

-

Phần 2:

- Sông Hương được nhìn dưới con mắt của một con người xứ Huế, yêu Huế, say với cảnh với người xứ Huế.

- Tên của dòng sông cũng mang một vẻ đẹp mà phải truy tìm.

- Một dòng sông rất độc đáo: chỉ thuộc về một thành phố vừa có những điểm giống vừa có những điểm khác những dòng sông khác.

- Dòng sông được nhân hóa hợp lí, từ ngữ phong phú, cảm xúc mãnh liệt, cái nhìn tinh tế…

a. Dòng sông trong cảnh sắc của thiên nhiên, dòng sông vừa có vẻ đẹp man dại như một cô gái digan vừa có vẻ đẹp kinh thành.

- Trước khi vào thành phố, sông Hương là “người con gái đẹp …và chuyển dòng liên tục.

- Khi về tới thành phố thì có vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ, biến ảo qua hình dáng, qua màu sắc, qua dòng chảy, một vẻ đẹp trầm mặc như triết lý ,như cổ thi, vui tươi, như người tài nữ đánh đàn, là nàng Kiều trở lại với Huế, chàng Kim Trọng để nói một lời thề…

b. Dòng sông lịch sử: là chứng nhân của lịch sử, là dòng sông thiêng, là dòng sông biên thùy soi bóng kinh thành của Nguyễn Huệ, chứng kiến lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa đến cách mạng tháng Tám rồi tết Mậu Thân.

c. Dòng sông văn hóa: làm nên bề dày của văn hóa Huế, là dòng sông thi ca, là cái nôi của âm nhạc dân gian và cổ điển Huế, là nguồn cảm hứng không bao giờ lặp lại của các thi nhân…

d. Dòng sông đời thường: sau những biến cố lịch sử dòng sông lại trở về với cuộc sống đời thường, là người con gái dịu dàng của đất nước

Tóm lại, sông Hương được cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau và có vẻ đẹp phong phú đa dạng là báu vật của tạo hóa ban cho thành phố.
Về Đầu Trang Go down
ng_xuan_truong
moderrato
moderrato
ng_xuan_truong


Tổng số bài gửi : 306
Join date : 11/04/2009
Age : 33
Đến từ : Mỹ Đức - Quảng Nghiệp - Tứ Kỳ - Hải Dương

Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009   Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 EmptyWed Jun 03, 2009 7:30 pm

Môn Sinh học



I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là

A. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại
B. ít nhất có một loài bị hại
C. tất cả các loài đều bị hại
D. không có loài nào có lợi.

Câu 2: Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao phối là:
A. giao phối không ngẫu nhiên
B. các yếu tố ngẫu nhiên.
C. đột biến
D. di – nhập gen.

Câu 3: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. đảo đoạn.
B. lập đoạn.
C. chuyển đoạn.
D. mất đoạn

Câu 4: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể lưỡng bội
B. thể đơn bội.
C. thể tam bội.
D. thể tứ bội.

Câu 5: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là
A. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài
B. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.
C. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.
D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.

Câu 6: Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người ta đã sử dụng thể truyền là
A. tế bào thực vật.
B. tế bào động vật.
C. nấm.
D. plasmit.

Câu 7: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
A. Menđen.
B. Đacuyn.
C. Moocgan.
D. Lamac.

Câu 8: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen và di truyền liên kết với giới tính là
A. cà chua.
B. ruồi giấm.
C. bí ngô.
D. đậu Hà Lan.

Câu 9: Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là
A. 0,4 và 0,6.
B. 0,3 và 0,7.
C. 0,5 và 0,5.
D. 0,6 và 0,4.

Câu 10: Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit:
A. vùng điều hòa, vũng mã hóa, vùng kết thúc.
B. vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa
C. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
D. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.

Câu 11: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thẻ
A. theo chu kì nhiều năm.
B. theo chu kì ngày đêm.
C. không theo chu kì.
D. theo chu kì mùa.

Câu 12: Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. tạo ra các kiểu hình thích nghi.
B. ngăn cản sự giao phối tự do, thúc đẩy sự phân hóa vốn gen trong quần thể gốc.
C. tạo ra các kiểu gen thích nghi.
D. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

Câu 13: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng?
A. Sinh vật phân hủy.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tự dưỡng.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu 14: Phát biểu nào say đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
A. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Tần số hoán vị gen luôn bằng50%.
D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.

Câu 15: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,5Aa : 0,5aa.
B. 0,5AA : 0,5Aa.
C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.
D. 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa.

Câu 16: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. Aa x Aa.
B. AA x Aa.
C. Aa x aa.
D. AA x aa.

Câu 17: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có kiểu hình khác nhau.
B. có kiểu gen khác nhau
C. có cùng kiểu gen
D. có kiểu hình giống nhau

Câu 18: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. giới hạn sinh thái
B. sinh cảnh.
C. nơi ở.
D. ổ sinh thái.

Câu 19: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
A. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
C. do một cặp gen quy định
D. di truyền theo quy luật liên kết gen.

Câu 20: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Bố bị bệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là
A. 75%.
B. 25%
C. 12,5%.
D. 50%.

Câu 21 : Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 20%.
B. 10%.
C. 30%.
D. 40%.

Câu 22 : Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến
A. thể một (2n – 1)
B. thể ba (2n + 1).
C. thể bốn (2n + 2).
D. thể không (2n – 2)

Câu 23 : Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. không có tính đặc hiệu.
B. mã bộ ba.
C. không có tính thoái hóa.
D. không có tính phổ biến.

Câu 24: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
Còn tiếp sang trang
Về Đầu Trang Go down
ng_xuan_truong
moderrato
moderrato
ng_xuan_truong


Tổng số bài gửi : 306
Join date : 11/04/2009
Age : 33
Đến từ : Mỹ Đức - Quảng Nghiệp - Tứ Kỳ - Hải Dương

Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009   Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 EmptyWed Jun 03, 2009 7:33 pm

tiếp tục đáp án Sinh

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Có nhiều dạng đột biến điểm như : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

B. Tất cả các đột biến gen đều có hại.
C. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình.
D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.

Câu 26: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, đơn vị tiến hóa cơ sở là
A. cá thể.
B. quần thể.
C. tế bào.
D. bào quan.

Câu 27: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là
A. đột biến.
B. thoái hóa giống.
C. ưu thế lai.
D. di truyền ngoài nhân.

Câu 28: Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp
A. lai khác loài.
B. gây đột biến.
C. chuyển gen.
D. nhân bản vô tính

Câu 29: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
A. 11nm.
B. 30nm.
C. 2nm.
D. 300nm.

Câu 30: Cho phép lai P: . Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở F1 sẽ là
A. 1/8.
B. 1/16.
C. ½.
D. ¼.

Câu 31: Cho đến nay, các bằng chứng hóa thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại
A. Nguyên sinh.
B. Tân sinh.
C. Cổ sinh.
D. Trung sinh.

Câu 32: Diễn thế nguyên sinh
A. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng… của con người.
B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái.
D. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định.

II. PHẦN RIÊNG (8 câu)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.
C. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.
D. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.

Câu 34: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A
D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X.

Câu 35: Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng
A. phương pháp cấy truyền phôi
B. công nghệ gen.
C. phương pháp lai xa và đa bội hóa.
D. phương pháp nhân bản vô tính.

Câu 36: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm →Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 3.
B. cấp 2
C. cấp 4
D. cấp 1

Câu 37: quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
A. cộng sinh
B. ký sinh
C. hội sinh
D. ức chế - cảm nhiễm

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.
B. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
C. Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp.

Câu 39: Trong các loại nuclênôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
A. Ađênin (A)
B. Timin (T)
C. Guanin (G)
D. Uraxin (U)

Câu 40: Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế
A. cách li địa lý
B. lai xa và đa bội hóa
C. cách li sinh thái
D. cách li tập tính

B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc ổn định?
A. Chọn lọc ổn định đào thải những cá thể mang tính trạng trung bình, bảo tồn những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình
B. Chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định.
C. Chọn lọc ổn định là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình.
D. Chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất.

Câu 42: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
A. các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza
B. diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
C. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
D. xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản)

Câu 43: Phát biểu nào sau đây về sản lượng sinh vật là đúng?
A. Sản lượng sinh vật sơ cấp thô bằng hiệu số của sản lượng sinh vật sơ cấp tinh và phần hô hấp của thực vật.
B. Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.
C. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật sản xuất, trước hết là thực vật và tảo.
D. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh là phần còn lại của sản lượng sơ cấp thô do thực vật tạo ra sau khi sử dụng một phần cho các hoạt động sống của mình.

Câu 44: Tác nhân hóa học nào sau đây có thể làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit trên ADN, dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền?
A. 5-brôm uraxin (5BU)
B. cônsixin.
C. Acridin
D. Êtyl mêtal sunphônat (EMS)

Câu 45: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là:
A. Phân bố đồng đều.
B. Không xác định được kiểu phân bố
C. Phân bố theo nhóm .
D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 46: Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt là
A. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi.
B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
C. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
D. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi không có vai trò đó.

Câu 47: Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây thì sẽ tạo thành dòng
A. đơn bội.
B. tứ bội thuần chủng.
C. lưỡng bội thuần chủng.
D. tam bội thuần chủng.

Câu 48: Theo Kimura, sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiêu các
A. biến dị có lợi.
B. đột biến trung tính.
C. đột biến có lợi.
D. đặc điểm thích nghi.
Về Đầu Trang Go down
ng_xuan_truong
moderrato
moderrato
ng_xuan_truong


Tổng số bài gửi : 306
Join date : 11/04/2009
Age : 33
Đến từ : Mỹ Đức - Quảng Nghiệp - Tứ Kỳ - Hải Dương

Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009   Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 EmptyThu Jun 04, 2009 11:41 am


Môn toán
Phần chung:
Câu 1.2:
Pt tiếp tuyến: y= -5x+22
y= -5x+2
Câu 2:
Jai? Pt: nghiêm la x=0 và x=1
Tick phân: (pi)^2/2 - 2
GTNN: 1/4 - ln2
GTLN: 4 - LN5

Câu 3: V= (a^3 căn 2)/ 36

Phần Riêng:
Chương trình Chuẩn:
Câu 4a:
1:T(1,2,2) R=6
d(T;(P))= 9

2: X=1+t tòa dô gd:(-2,-4,-4)
Y=2+2t
Z=2+2t
Câu 5a
Z=(1+i)\4
Z=(1 - i)\4

Chương trình nâng cao
Câu 4b:
1: 2x+y -z +3=0
2:d= 5can2
(x-1)^2+ (y+2)^2 +(z-3)^2 =50

Câu 5b:
Z=i
Z= -i \ 2
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009   Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đáp án các môn thi tốt nghiệp năm 2009
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng bạn đến với diendan12a2 :: Các thông tin khác-
Chuyển đến